Chu kỳ phát triển hoa, lá của lan Đai Châu (Ngọc Điểm - Nghinh Xuân)

Lan Đai Châu là một loài lan đẹp được nhiều người yêu thích bởi thân mập, lá xanh, dày và lớn. Cây phát triển khỏe mạnh và nở hoa vào Tết Nguyên đán nên có giá trị kinh tế cao. Sau đây là chu kỳ phát triển hoa của Lan Đai Châu mời các bạn cùng theo dõi.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Đai Châu Đón Tết

• Thời điểm hiện tại (24-10 âm lịch) đa số đai châu đã mang nụ tầm 3,5 - 4cm ở 2 lách lá. Các bạn hãy nhìn vào đầu rễ của cây lan nó đã thui lại rồi nhé ( đầu rễ gần như không còn mầu xanh nữa mà bị phủ hoàn toàn 1 mầu xám nhạt ) đó là dấu hiệu nhận biết cây lan bước vào giấc ngủ đông tạm thời tránh rét đợi mùa xuân đến. Nhưng nụ vẫn âm thầm phát triển.

Chu kỳ phát triển hoa, lá của lan Đai Châu (Ngọc Điểm - Nghinh Xuân)

• Khoảng thời gian này các bạn không cần tưới tắm hay phân thuốc gì nhé. Cho đến khi nhìn thấy đầu rễ xanh trở lại. (Đến khi nào thui đầu rễ hay đầu rễ xanh trở lại phụ thuộc vào thời tiết và nhiệt độ trong từng năm) khi đó các bạn bón phân NPK 6-30-30+TE chung với B1, hàm lượng là 1gram NPK + 1ml (1cc) B1 với 4 lít nước, phun 1 tuần 1 lần vào lúc chiều mát.

• Các bạn cứ bón phân như thế và quan sát vòi hoa phát triển( muốn định hướng vòi hoa ra phía nào thì lấy túi nilon mầu đen chặn phía ngược lại. Vì vòi hoa tạo hóa mặc định cho nó luôn luôn vươn ra chỗ có ánh sáng) cho đến khi vòi hoa bật nụ ra (nụ hoa ở cuối xòe ra khỏi vòi) thì ngưng ngay lập tức việc tưới phân bón lại. Chỉ tưới nước thôi không tưới bất kỳ thứ gì khác. Nếu còn tưới phân thì khi hoa nở bông hoa sẽ bết bết cánh như kiểu bị bỏng lạnh. Nở được bông trên thì tàn bông dưới. Nụ ở đầu vòi ngả vàng sun lại và chảy dịch nhựa. Việc còn lại là đi mua sắm tết đợi hoa nở thì xuân sẽ về.

Chu kỳ phát triển hoa, lá của lan Đai Châu (Ngọc Điểm - Nghinh Xuân)

• Ăn tết xong cây nào khỏe thì để chơi hoa tiếp. Cây nào thấy lá nhăn (dấu hiệu thiếu nước của cây mới ghép đã cho hoa) thì ngắt bông đi ngay nhé (để giữ lá gốc - giữ cây) việc cây châu khi cho hoa xong hay đang thời kỳ mang nụ phát triển hoa mà bị vàng 1 hai lá gốc thì các bạn đừng buồn nhé. Vì châu tích lũy nước - dưỡng chất ở lá. Khi bộ rễ hay việc phân thuốc không đáp ứng đc thì ngay lập tức nó sẽ lấy chất ở lá hình thành quá trình nụ và nuôi hoa. Bởi vậy muốn cây không bị rớt lá gốc các bạn phải chăm cây đủ chất từ đầu mùa sinh trưởng

• Khi đã ngắt vòi hoa các bạn cheo cây ra chỗ khô ráo thoáng mát 1 tuần không làm gì hết (đây là khoảng thời gian cho cây nghỉ ) sau 1 tuần đấy lại tiếp tục chỉ có tưới nước trong 1 tuần tiếp theo ( làm thế nhằm mục đích giúp cây ổn định và tiêu hao hết lượng phân bón còn tồn dư ) sau đó là mùa sinh trưởng, bạn bổ xung bón phân có hàm lượng đạm cao. Npk 30 -10-10+ TE + B1. 
+ Cứ 2 lần bón Npk 30 -10-10+ TE + B1 thì sen kẽ bón 1 lần Npk 6 -30-30+ TE + B1. 
+ Với liều lượng Npk= 1gram + B1 = 1ml (1cc) với 4 lít nước, khoảng cách 1 tuần 1 lần. (Nghiêm cấm dùng superthrive cho hoa lan trong thời kỳ nụ và hoa nhất là đai châu).
+ 1 tháng 1 lần có thể dùng superthrive 1 giọt/1 lít nước với Npk thay cho B1. Trong thời kỳ phát triển lá (có nhiều cặp lá sẽ có nhiều vòi hoa)

• Tiếp tục chăm như thế cho đến khi tiết trời chuyển thu. Khi mà trời tối không khí đã thấy lạnh thì chuyển sang dùng Npk 6 -30-30+ TE + phân bón lá B1. Cho đến khi nhận thấy cây thui đầu rễ. Chu kỳ cứ như thế lặp lại.

• Cây đai châu  không cần phải kích hoa. Đến hẹn lại lên ( cây nào nở sớm thì cứ sớm. Muộn thì vẫn cứ muộn. Có cây Nghinh hè luôn "nở mùa hè") chăm đc cây châu ra hoa không bị mất lá gốc. Vòi hoa dài nở đều từ gốc đến ngọn mà khôg bị tàn bông gốc mới là ngon.

• Lưu ý: Con gà chưa tập gáy đừng ép nó đẻ trứng ( cây đai châu chưa dậy thì đừng ép phân lân kali quá liều để nó ra hoa, hỏng cây mà không có tác dụng)

Nếu bài viết này hữu ích cho bạn, Hãy ủng hộ tác giả bằng cách Chia Sẻ và Để lại bình luận ở bên dưới. Xin cảm ơn bạn rất nhiều.!
Được tài trợ uc_ads_right_bottom.ascx