Cách tưới hoa lan bằng MÌ CHÍNH, cây đang suy dinh dưỡng bỗng bung rễ chi chít, nở hoa tuôn dài như suối

Thật bất ngờ khi từ trước tới nay, chúng ta chỉ dùng mì chính (bột ngọt) trong việc nấu ăn. Nhưng khi biết nó có thể được sử dụng làm phân bón cho phong lan, nhằm thúc đẩy cây phát triển nhanh và ra hoa nhiều hơn thì không ai nghĩ tới.
Đây là bí quyết được những người đam mê trồng lan truyền tai nhau và để lại những kết quả rất tích cực. Trong mì chính có chứa nhiều đạm, nuôi cây mập mạp và ra rễ nhanh hơn. Ngoài ra, mì chính còn đóng vai trò kích thích hormone tăng trưởng để lan ra hoa nhanh và nhiều hơn so với thông thường.

Cách dùng mì chính để phong lan lớn vọt như sau:
- Cho 1 thìa bột ngọt vào 1 lít nước sạch rồi khuấy đều.



- Phun hoặc đổ hỗn hợp vào rễ lan ba lần một tuần vào sáng sớm.


Lưu ý:
- Không dùng với cây con. Chỉ dùng khi phong lan đã lớn, 1 tuần sau sẽ có chuyển biến tích cực.

Ngoài ra, còn có một cách rất hay đó là nấu chuối tươi làm phân bón cho lan, rất hiệu quả, rẻ tiền, giúp cây lan sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm.

Cách chế biến dịch chuối bón cho phong lan như sau:

Bước 1: Bạn hãy lấy 100 gram (1 lạng) chuối đem đi băm nhỏ, rồi sau đó cho vào nồi nấu chín với 1 lít nước sạch.


Bước 2: Đến khi sôi, bạn hãy chỉnh cho lửa nhỏ để cho chuối được nhừ. Tiếp tục đun lửa nhỏ trong khoảng 40 - 1 tiếng.
Bước 3: Xong xuôi, bạn hãy chờ cho hỗn hợp nguội hẳn rồi đổ chúng vào máy xay sinh tốt xay cho thật nhuyễn. Xay xong cho thêm nước vừa đủ 1 lít dung dịch.
Bước 4: Cuối cùng hãy lấy 1 miếng vải để tách riêng phần bã và phần nước chuối.
Phần bã sau này sẽ được sử dụng để bón cho địa lan hoặc cây trồng khác rất tốt. Còn phần nước thì hãy đổ chúng vào chai để dùng dần.

Cách sử dụng dịch chuối:
– Dùng bổ sung dưỡng chất quanh năm: 1 lít chuối nấu chín đã xay nhuyễn + 4 lít nước sạch.



– Dùng để kích thích cây xanh, nhanh lớn: 1 lít chuối nấu chín đã xay + 1 gam phân NPK 20.20.10 + 4 lít nước sạch.
– Dùng để kích thích ra hoa: 1 lít chuối nấu chín đã xay + 1 gam phân bón NPK 6.30.30 + 4 lít nước sạch.
– Dùng kích thích ra rễ và phòng trừ bệnh: 1 lít chuối nấu chín đã xay + 10 gam Nấm trichodema + 4 lít nước sạch..
– Dùng để phục hồi cây ốm yếu, suy dinh dưỡng: 1 lít chuối nấu chín đã xay +100ml nước dừa nữa + 4 lít nước sạch.

Lưu ý: Tưới đều vào giá thể và gốc lan.
Liều dùng: Định kỳ 15-30 ngày tưới 1 lần.

Dùng Nước Vo Gạo Tưới Lan


Trong nước vo gạo có chứa rất nhiều dinh dưỡng như tinh bột, vitamin, protein... Những chất này cung cấp dưỡng chất rất tốt cho dòng cây cảnh nói chung và giống phong lan nói riêng. Nếu bạn dùng nước vo gạo tưới hàng ngày cho hoa phong lan sẽ thúc đẩy nhanh quá trình nảy rễ mới, cây sẽ nhanh chóng phát triển, khỏe mạnh, sớm đâm chồi và cho hoa sớm. Không những thế, nước vo gạo còn có tác dụng cực kỳ tốt khi phòng tránh được bệnh héo rũ thối gốc thường gặp ở lan.
- Xin lưu ý: Bạn cần pha loãng nước vo gạo đặc với nước sạch theo tỷ lệ 1:2, sau đó đổ bình xịt và phun sương cho lan vào mỗi buổi sáng. Thời điểm này lan đang hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.

Dùng Nước Chè Xanh Tưới Lan


Nước chè không những tốt cho sức khỏe con người mà còn cực tốt trong việc phòng tránh các loại bệnh liên quan đến nấm ở cây. Vậy sử dụng nước chè tưới cho lan như thế nào? Lấy nước chè pha loãng với nước trắng theo tỷ lệ 1:10 đổ vào bình và tưới ngay cho lan.
Tuyệt đối không nên để nước chè qua đêm mới tưới vì lúc này nước sẽ bị biến đổi chất, tạo ra nhiều tính kiềm gây hại cho phong lan.

Có Thể Bạn Quan Tâm

Nếu bài viết này hữu ích cho bạn, Hãy ủng hộ tác giả bằng cách Chia Sẻ và Để lại bình luận ở bên dưới. Xin cảm ơn bạn rất nhiều.!
Lan Căn Diệp (Lan Ma) Loài lan quý, độc và lạ

Lan Căn Diệp (Lan Ma) Loài lan quý, độc và lạ

Lan Căn Diệp hay còn gọi là (Lan Ma), đây là một loài lan rất đặc biệt, nó độc và lạ ở chỗ lan không hề có lá, hoặc có thì rất nhỏ. Nhưng khi ra hoa thì hoa rất đẹp, bền màu và ...[Đọc thêm...]
Bệnh nhện đỏ là gì và Cách phòng, chữa khi bị nhện đỏ trên hoa lan

Bệnh nhện đỏ là gì và Cách phòng, chữa khi bị nhện đỏ trên hoa lan

Nhện đỏ là một bệnh thường gặp trên cây lan, hoa hồng và nhiều cây trồng khác. Do một loài bọ có hình dạng giống con nhện, màu đỏ và rất nhỏ. Chúng xuất hiện ở mặt dưới của lá và ...[Đọc thêm...]
Dấu hiệu Lan bị thiếu nắng

Dấu hiệu Lan bị thiếu nắng

Dấu hiệu của Lan bị thiếu nắng là trên lá có các đốm vàng, lá không đều, biến dạng, ít đẻ mầm, khó ra hoa, hoa không tươi sắc và nhanh tàn. Màu xanh với màu vàng trên lá lẫn lộn ...[Đọc thêm...]
Cách chữa bệnh đốm đen trên lá phong lan bằng tỏi

Cách chữa bệnh đốm đen trên lá phong lan bằng tỏi

Đầu tiên với bệnh đốm đen tiếng anh gọi là Fungicide (phăng gồ), tiếng việt là nấm mốc, đốm đen. Nguyên nhân gây bệnh đốm đen là do điều kiện môi trường không phù hợp, như tối ...[Đọc thêm...]
Được tài trợ uc_ads_right_bottom.ascx