Trong quá trình trồng lan thì ai cũng sẽ gặp vấn đề đầu rễ đang phát triển trắng thì chuyển đen. Khi đầu rễ bị đen lan sẽ không hấp thụ được dinh dưỡng, khoáng chất và nước, dẫn tới tình trạng chậm phát triển và dễ nhiễm bệnh.
Nguyên nhân khiến
rễ lan bị đen đầu
gồm nhiều yếu tố khác nhau, nên việc đầu tiên chúng ta cần là xác định đúng được
nguyên nhân chính trước khi xử lý. Nếu không chúng ta làm nhưng lại không có kết
quả gì.
Một số nguyên nhân lan bị đen đầu rễ gồm:
Nguyên nhân 1: Xuất phát từ việc ghép lan sai cách khi mới mua về, với lan
chúng ta phải ghép nổi trên bề mặt giá thể, không được đắp giá thể lên trên mặt
rễ. Vì khi rễ mới ra thì rất yếu, nó cần phải quen với môi trường xung quanh, ta
nên để nó tự phát triển, tự vươn dài ra, trong thời gian này rễ sẽ thích nghi dần
với môi trường và biết cách tìm và bám vào giá thể.
Nguyên nhân 2: Do giá thể trồng lan xử lý không đảm bảo, hoặc không phù hợp
cũng khiến rễ lan bị đen.
- Giá thể không đảm bảo là các giá thể chưa được xử lý, còn chứa nhiều tạp chất
hoặc bị nấm móc khiến rễ lan bị nhiễm khuẩn khi bám vào. Thông thường chúng ta nên
sử dụng các giá thể như vỏ thông, rêu rừng, dớn, sơ dừa, đất nung.
Rêu rừng là một chất liệu rất phổ biến, bởi vì nó có độ tươi xốp mịn, và đặc biệt
là sản phẩm tự nhiên từ rừng nên rất thích hợp cho rễ lan.
- Giá thể không phù hợp các bạn nên lưu về các loại gỗ, không phải gỗ nào cũng ghép
cho lan được. Nếu ghép phải loại gỗ có độ chát, hoặc các chất không phù hợp sẽ làm
rễ lan bị cháy đen đầu.
Nguyên nhân 3: Đối với khóm lan mới mua về, chúng tá thường quên không xử
lý mà lại đem ghép ngay, đây là một nguyên nhân khiến đầu rễ bị đen.
Do khi mới mua về qua quá trình vận chuyển, bóc tác, thì lan đang bị yếu, cần phải
xử lý trước khi ghép để cây phục hồi lại sức.
Khi ghép chúng ta nên phun kích rễ, b1 để bổ xung thêm dinh dưỡng.
Xem thêm:
Cách xử lý lan trước
khi ghép
Nguyên nhân 4: Do cho khóm lan ăn phân quá sớm. Bạn nên lưu ý, không phải
lúc nào cũng có thể bỏ phân cho lan. Khi lan mới ghép thì chưa nên cho ăn phân ngay,
hãy để cây có thời gian phục hồi tự nhiên, rễ phải phát triển và bám được tốt vào
giá thể khi đó ta bỏ phân cũng được.
Nguyên nhân 5: Đặt phân sai vị trí và bỏ quá nhiều phân. Bạn nên đặt phân
xa phần gốc từ 5-10cm, giúp rễ lan khi mọc có một khoảng không để vươn dài ra, tăng
khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tích trữ nước và khoáng chất. Nếu để quá gần khi rễ
mới ra còn non, sẽ làm chột rễ lan.
Hơn nữa khi tưới nước phân sẽ tan và thẩm thấu trong giá thể, làm rễ lan sẽ hấp
thụ từ từ ở trong giá thể, chứ không để rễ ăn trực tiếp phân.
Nguyên nhân 6: Để cây lan ở môi trường quá nóng. Khi rễ lan đang phát triển
nếu gặp môi trường nắng nóng sẽ khiến rễ không kịp thích nghi,
làm cháy đen đầu rễ.